Tìm hiểu bố cục đường chéo trong nhiếp ảnh

Khi chụp ảnh, việc bạn cần phải nắm vững đó là bố cục cơ bản của bức ảnh. Bởi vì mọi hình ảnh sẽ được hợp lại từ các điểm, đường nét và hình dáng và những điều đó sẽ tác động trực tiếp vào mắt người xem. Với những bạn mới học chụp ảnh rất hay mắc phải lỗi các đường thẳng xiên lệch.

Nhưng không phải ai cũng biết lỗi sai của mình ở đâu để sửa. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về bố cục đường chéo trong nhiếp ảnh cũng như là các đường thẳng trong nhiếp ảnh nhé.

Tìm hiểu bố cục đường chéo trong nhiếp ảnh

Ngoài bố cục đướng chéo chúng ta còn có bố cục tam giác, bố cục màu sắc,… Bố cục đường chéo là một loại cơ bản trong các loại bố cục nhiếp ảnh. Bố cục đường chéo sẽ sử dụng chụp cho các đối tượng được đặt chéo.

Thông thường những bạn mới bắt đầu học chụp ảnh sẽ học từng loại bố cục cơ bản. Khi đã làm quen, hiểu rõ các loại bố cục này thì bạn có thể nhanh chóng áp dụng vào chụp ảnh, để có thể xác định được bố cục bức ảnh một cách tự nhiên, nhanh chóng nhất.

Bố cục đường chéo trong nhiếp ảnh (Ảnh: Internet)
Bố cục đường chéo trong nhiếp ảnh (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên bạn biết đấy không phải cái gì cũng phải theo quy tắc, đôi khi phá cách mới tạo ra điểm nhấn. Cũng như bố cục trong nhiếp ảnh, không phải lúc nào áp dụng chụp ảnh theo bố cục mới là chính xác, đúng, đẹp.

Bạn có thể biến tấu góc chụp để bức ảnh là của chính bạn, mang chất riêng của bạn. Nhưng để có góc nhìn riêng thì trước tiên bạn vẫn cần hiểu thật kỹ về các loại bố cục cơ bản trong nhiếp ảnh đã.

Phân loại bố cục đường chéo trong nhiếp ảnh

Việc sử dụng đường chéo có thể giúp tạo ra sự cân bằng và động lực trong bức ảnh. Đối với nhiếp ảnh gia, việc chọn góc chụp, sắp xếp các yếu tố trong khung ảnh sao cho chúng tạo thành các đường chéo có thể là một kỹ thuật quan trọng để tăng tính thẩm mỹ và truyền đạt thông điệp.

Bố cục đường chéo không chỉ giúp cải thiện về mặt hình ảnh mà còn là một phần quan trọng của thiết kế nghệ thuật trong nhiếp ảnh.

Xem thêm

Với loại bố cục đường chéo trong nhiếp ảnh thì thường có 3 loại đường thẳng chính đó là đường ngang, đường dọc và đường chéo. Cụ thể về bố cục đường chéo trong nhiếp ảnh như sau:

Đường ngang

Đường nằm ngang là đường mang đặc trưng của sự an toàn, vững chãi và nó hầu như không mang tính động. Đường ngang còn gợi cảm giác bình thản, buồn bã, là biểu hiện của sự dài lâu. Thông thường, nếu mọi người để ý trong tự nhiên, trong cuộc sống đời thường thì những thứ nằm ngang luôn mang lại cảm giác vững chắc, khó lay động, thay đổi được.

Chẳng hạn ví dụ trong trong truyện tranh Conan, Tiến sĩ Agasa có nguyên một căn phòng đầy sách với những chiếc tủ ngang nằm kiên cố. Cũng vì sự kiên cố đó nên dẫn tới đường ngang khá nhàm chán, quá bình yên, và không có điểm nhấn.

Đường dọc

Đường nằm dọc ngược lại với đường ngang, chúng đứng dọc, dù vẫn toát lên sự an toàn nhưng chúng lại dễ đổ hơn so với đường ngang. Với đường dọc chúng gợi cho chúng ta cảm giác vừa sôi nổi vừa trang nghiệm mà vừa có sự cao quý trong đó.

Trong tự nhiên những thứ đứng dọc chúng ta rất dễ liên tương tới các cây, chai nước,… những nếu chúng có tác động mạnh vào sẽ lung lay và đổ. Từ đó chúng ta có thể thấy đường dọc thể hiện sự nghiêm túc, có chút cứng nhắc nhưng vẫn có phần uyển chuyển, nhẹ nhàng khi cần.

Đường chéo 

Cuối cùng là đường chéo, đây là đường hoàn toàn ngược với đường ngang. Khi đường ngang mang tính cố định, cứng nhắc thì đường chéo lại là đường đại diện cho đường động, những thứ nằm nghiêng như sắp đổ. Bạn biết không đường chéo thường thu hút, lôi cuốn người xem hơn đường ngang và đường dọc bởi sự không ổn định, không an toàn của chính nó.

Hình ảnh vẽ các đường chéo trong một hình ảnh (Ảnh: Internet) 
Hình ảnh vẽ các đường chéo trong một hình ảnh (Ảnh: Internet)
Xem thêm

Tại sao cần đường chéo trong nhiếp ảnh?

Ở phần trên bạn đã hiểu rõ về các loại đường thẳng trong nhiếp ảnh rồi và chắc hẳn bạn cũng hiểu rõ được sự hấp dẫn, lợi thế của các loại đường thẳng nói chung và đường chéo nói riêng phải không! Khẳng định lại một lần nữa là đường chéo có ưu điểm tăng sự hấp dẫn, sống động cho bức ảnh, tránh tình trạng nhàm chán.

Nếu đường ngang tạo bố cục ổn định vững chắc, đường thẳng đứng tạo cảm giác đông hơn đường ngang, hàm chưa ý nghĩa về chuyển động đi lên. Nhưng đường chéo mới chính là đường động nhất trong tất cả các đường. Chúng tạo ấn tượng qua việc chuyển động và tạo được phương hướng rõ ràng nhất.

Chỉ cần nghiêng máy để có đường chéo là bạn có thể tạo được vẻ linh hoạt cho một khung cảnh tĩnh rồi.

Bố cục đường ché trong bức ảnh hoa anh đào (Ảnh: Internet)
Bố cục đường ché trong bức ảnh hoa anh đào (Ảnh: Internet)

Một ví dụ cụ thể về bức ảnh hoa anh đào trên đây, nhìn thoáng có vẻ thấy bức ảnh không có gì đặc biệt. Nhưng chỉ với kỹ thuật đường chéo, tác giả của bức ảnh đã đặt bầu trời xanh trên đường chéo ở góc trái. Chính điều này đã tạo ấn tượng cho những cây hoa anh đào vươn lên trời. Bức tranh trông cũng sống động, tươi trẻ hơn rất nhiều.

Ảnh chụp khách sạn Hotel de Ville Paris (Ảnh: Internet)
Ảnh chụp khách sạn Hotel de Ville Paris (Ảnh: Internet)

Một ví dụ khác về bức ảnh chụp khách sạn Hotel de Ville ở Paris, ở bức ảnh này đường chéo và tam giác đã tạo nên cảm giác năng động cho bức ảnh. Thường thì trong cuộc sống chúng ta sẽ ít khi nhìn khách sạn ở góc độ như thế này, nhưng khi chụp ở góc mới mẻ này thì bức tranh mang đến sự cân bằng cho chúng ta.

Vậy có thể thấy rằng trong bố cục đường chéo trong nhiếp ảnh, các yếu tố trong bức ảnh được sắp xếp dựa trên một đường chéo. Về mặt vai trò thì bố cục đường chéo có thể nhân mạnh phối cảnh, sẽ tạo ra tính động và tạo độ sâu cho bức ảnh.

Xem thêm

Thủ thuật tạo ra đường chéo trong nhiếp ảnh 

Nghiêng máy ảnh

Đã có rất nhiều đạo diễn quay phim cố tình nghiêng máy quay để tăng độ kịch tính cho cảnh quay mà họ muốn có được. Bạn cũng hãy thử nghiêng góc máy một cách hợp lý, cân nhắc các đường nằm ngang, đường chéo để đạt được hiệu ứng như mong muốn của bạn nhé.

Nghiêng máy ảnh để tạo đường chéo trong nhiếp ảnh (Ảnh: Internet) 
Nghiêng máy ảnh để tạo đường chéo trong nhiếp ảnh (Ảnh: Internet)

Tìm đường dẫn

Trong một khung hình, bạn hãy cân nhắc, sắp xếp hết mọi thứ rồi đợi chủ thể tiến vào khung hình thôi là có thể chụp được một bức ảnh như ý muốn rồi. Nói cách khác là bạn cần làm là setup hậu cảnh thật đẹp trước rồi đợi chủ thể sa và lưới là được.

Tư thế tay chéo

Đối với phương pháp này thì bạn có thể bảo chủ thể của bạn tạo tư thế tay rồi chụp hoặc bạn cũng có thể yêu cầu chủ thể của bạn giơ tay lên và chụp cánh tay của họ như 1 đường chéo.

Để tay chéo tạo đường chéo trong nhiếp ảnh (Ảnh: Internet) 
Để tay chéo tạo đường chéo trong nhiếp ảnh (Ảnh: Internet)

Tìm kiếm các hình tam giác

Một hình tam giác được tạo thành từ nhiều đường chéo khác nhau. Từ điều này thì bạn có thể dễ dàng tìm ra các đường chéo tạo thành hình tam giác nhằm đạt được bố cục đường chéo hiệu quả như mong muốn.

Tập chụp cây cối 

Tập chụp cây cối cũng là một cách luyện tập để nâng cao kỹ năng chụp ảnh với bố cục đường chéo trong nhiếp ảnh. Đây được xem là một phương pháp đơn giản hơn cả. Bạn chỉ cần chọn 1 cái cây, cho nó vào 1 góc của khung hình và cứ thế điều chỉnh góc máy để tạo ra đường chéo. Ngoài việc chụp cây cối, bạn có thể chụp máy bay, bàn tay,… hay là bất cứ đường chéo nào bắt nguồn từ mặt đất.

Luyện tập tạo đường chéo trong nhiếp ảnh bằng việc chụp ảnh cây cối (Ảnh: Internet)  
Luyện tập tạo đường chéo trong nhiếp ảnh bằng việc chụp ảnh cây cối (Ảnh: Internet)

Xem thêm : Mẹo hữu ích để chụp ảnh cây và hoa

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn cũng hiểu rõ về đường chéo trong nhiếp ảnh rồi phải không. Thấy được ưu điểm của đường chéo rồi thì bạn nên thường để ý tới những đường chéo hơn trong thế giới tự nhiên nhé vì nó là công cụ hỗ trợ tạo nên một bức ảnh tuyệt vời đấy. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây thì bạn sẽ có thêm những kiến thức để nâng cao kỹ năng chụp ảnh của mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *