Những điều cần biết về độ sâu trường ảnh trong nhiếp ảnh

Khi bạn quyết tâm bước vào lĩnh vực nhiếp ảnh, thì việc tìm hiểu, học hỏi về những kỹ thuật nhiếp ảnh là điều cực kỳ quan trọng. Độ sâu trường ảnh hay là DOF là một khái niệm không phải quá mới đối với dân nhiếp ảnh nhưng việc điều chỉnh sao cho phù hợp trong quá trình chụp ảnh là điều khó khăn với nhiều người.

Bài viết này sẽ giới thiệu qua cho các bạn về độ sâu trường ảnh cũng như cách điều chỉnh độ sâu trường ảnh trong quá trình chụp ảnh giúp bạn có được những bức ảnh đẹp hơn nhé.

Độ sâu trường ảnh là gì? 

Độ sâu trường ảnh có tên tiếng anh là Depth of field- DOF, đây là thuật ngữ dùng để diễn tả vùng rõ nét của ảnh. Những đối tượng, chủ thể nằm trong vùng này sẽ rõ nét và càng xa vùng này sẽ càng mờ đi.

Vậy nên nếu muốn chủ thể của bạn nét thì hãy để chủ thể của bạn vào khoảng DOF của ảnh. Ngoài điểm chính mà bạn cần lấy nét được gọi là DOF thì những điểm sau và trước điểm lấy nét đó cũng được gọi là DOF.

Độ sâu trường ảnh -  Depth of field (Ảnh: Internet)
Độ sâu trường ảnh –  Depth of field (Ảnh: Internet)

Mỗi bức ảnh sẽ có vùng lấy nét của riêng chúng. Đối với những ảnh chụp có cùng lấy nét nhỏ thì được gọi là DOF nông, còn ảnh chụp có vùng lấy nét lớn thì được gọi là DOF sâu.

Và khi chụp ảnh chân dung người ta thường điều chỉnh máy để có độ DOF nông, như vậy có thể chụp cận cảnh đối tượng chụp. Còn đối với những ảnh chụp phong cảnh rộng, bao la thì sử dụng DOF sâu sẽ phù hợp, tạo được độ sâu cho bức ảnh hơn.

Xem thêm

Những yếu tố chính ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh 

Khẩu độ

Khẩu độ hay là Aperture là độ mở của ống kính cho phép ánh sáng đi qua và tiếp xúc với cảm biến của máy ảnh. Khẩu độ là yếu tố tác động nhiều nhất đến độ sâu trường ảnh. Các loại ống kính thường đã được định sẵn các khẩu độ khác nhau để có thể kiểm soát lượng ánh sáng đi qua ống kính và bạn chỉ có thể điều chỉnh độ mở của ống kính ở các mức mà ống kính đã định sẵn này mà thôi.

Sử dụng khẩu độ (f-stop) của ống kính là cách dễ dàng và đơn giản nhất để bạn kiểm soát độ sâu trường ảnh trong khi bạn thiết lập các thông số cho bức ảnh của bạn.

Khẩu độ - yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến độ sâu trường ảnh (Ảnh: Internet)
Khẩu độ – yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến độ sâu trường ảnh (Ảnh: Internet)

Trong ống kính, khẩu độ mà càng lớn thì khoảng sâu trường ảnh sẽ càng ít và ngược lại. Ví dụ như trong cùng một chủ đề chụp, cùng không gian, cùng khoảng cách, bạn chụp ảnh ở khẩu độ f/4 thì DOF sẽ ít hơn so với khi bạn chụp ảnh ở khẩu độ f/16.

Xem thêm : Tìm Hiểu khẩu độ – f stop là gì ?

Do đó nếu muốn xóa nhòe hậu cảnh bạn có thể chụp ở những khẩu độ như f2.8, f/4 hay f/5.6 còn nếu muốn độ nét được rộng bao hết được bức ảnh thì bạn nên lựa chọn chụp ở khẩu độ f/16 hoặc f/22. Quan trọng hơn là bạn nên luyện tập thường xuyên ở nhiều khẩu độ chụp khác nhau cho cùng 1 chủ đề để việc quan sát được sự khác biệt của hình ảnh.

Tiêu cự 

Độ sâu trường ảnh ngoài việc chịu tác động của yếu tố khẩu độ thì cũng còn chịu tác động của yếu tố tiêu cự nữa. Với tiêu cự, nếu tiêu cự càng dài thì DOF sẽ càng nông, còn nếu tiêu cự càng rộng thì DOF càng sâu.

Giả dụ khi bạn chụp ảnh với 1 chiếc ống kính 50mm ở f/2.8 và sau đó bạn lại chụp ảnh cũng môi trường và điều kiện như vậy chỉ thay ống kính 200mm ở tiêu cự f/2.8 thì chắc chắn bạn sẽ thấy được sự khá biết rõ ràng về độ sâu trường ảnh đó. Bởi với tiêu cự 200mm thì độ sâu trường ảnh sẽ rất là nông.

Tiêu cự ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh thế nào (Ảnh: Internet)
Tiêu cự ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh thế nào (Ảnh: Internet)

Kích thước cảm biến

Cảm biến cũng là một trong những yếu tố tác động đến độ sâu trường ảnh. Bạn biết không việc bạn chụp ảnh bằng 1 chiếc máy ảnh du lịch và sau đó xóa phông của ảnh chụp thì là điều hết sức khó khăn có thể nói là không thể.

Lý do bởi vì độ cảm biến của các máy ảnh du lịch quá là nhỏ. Còn đối với những chiếc máy ảnh có độ cảm biến lớn hơn thì lại khác, chắc chắn là bạn sẽ thấy được độ sâu của trường ảnh sẽ nông hơn. Kết luận lại là nếu cảm biến của bạn có kích thước lớn thì khả năng cho phép bạn xóa phông một cách dễ dàng hơn rất nhiều.

Xem thêm

Khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể chụp

Trong khi chụp ảnh, nếu như bạn đứng gần với chủ thể chụp hơn thì độ sâu của trường ảnh sẽ càng nông. Còn nếu như bạn đứng cách chủ thể khoảng 2m, với khẩu độ là f/2.8, ống kính 50mm thì độ sâu trường ảnh sẽ là 10cm.

Cũng với điều kiện như vậy, nhưng nếu bạn đứng cách chủ thể 10m thì độ sâu trường ảnh sẽ là 100cm. Còn trong trường hợp bạn không có ống kính khẩu độ lớn, và chiếc máy ảnh có độ cảm biến lớn cho việc xóa phông thì hãy đứng thật gần chủ thể chụp của mình hơn nhé.

Khoảng cách từ chủ thể chụp đến hậu cảnh phía sau  

Khoảng cách từ chủ thể tới hậu cảnh là yếu tố cuối cùng mà mình muốn nhắc tới. Bạn biết không nếu như ảnh chụp chủ thể càng cách xa nền sau thì việc xóa phông nền sẽ càng dễ dàng hơn, độ DOF cũng sẽ càng nông hơn. Chẳng hạn khi bạn chụp 2 tấm ảnh với cùng góc chụp, cùng thông số, với tấm thứ nhất cho mẫu cách nền 5m, tấm thứ 2 cách nền 3m thì với tấm thứ 2 sẽ có phông nền sắc nét hơn so với tấm đầu tiên kia.

Điều chỉnh độ sâu trường ảnh giúp ảnh chụp đẹp hơn

Sử dụng độ sâu trường ảnh mỏng

Với độ sâu trường ảnh mỏng thì các nhiếp ảnh gia thường ưu tiên lựa chọn khi chụp ảnh chân dung. Bởi độ sâu trường ảnh mỏng sẽ giúp cho chủ thể của bạn nổi bật hơn hẳn so với hậu cảnh phía sau.

Ngoài ra nếu như bạn muốn chủ thể được phân biệt rõ với môi trường xung quanh thì có thể chỉnh độ sâu trường ảnh mỏng. Trong vài trường hợp để độ sâu trường ảnh mỏng khác mà chụp ảnh cũng rất phù hợp như khi chụp ảnh cho động vật hoang dã, chụp vận động viên trên sân,…

Xem thêm

Sử dụng độ sâu trường ảnh dày

Bạn nên lựa chọn sử dụng độ sâu trường ảnh dày khi chụp phong cảnh bởi khung cảnh thường rất rộng, và việc điều chỉnh DOF rộng, sâu thì sẽ giúp bức ảnh của bạn được lấy nét càng tốt hơn. Hãy sử dụng một ống kính góc rộng và khẩu độ nhỏ, chắc chắn bạn sẽ có thể tối đa hóa độ sâu của trường ảnh để có được bức ảnh phong cảnh có độ nét tốt nhất nhé.

Cách để xác định được độ sâu trường ảnh 

Cách sử dụng độ sâu trường ảnh là như thế vậy còn làm thế nào để có thể xác định được độ sâu trường ảnh đây? Hiện nay có một số các trang web có thể cung cấp các biểu đồ về các mức độ của độ sâu trường ảnh cho máy ảnh và cho ống kính của bạn.

Tiện dụng hơn nữa là trên các thiết bị di động thì bạn cũng có thể cài sẵn một số các ứng dụng để tính toán độ sâu trường ảnh trong khi bạn chụp ảnh như Field Tools, Focus,…

Làm sao có thể kiểm soát được độ sâu trường ảnh?

Như bạn đã biết thì độ sâu trường ảnh để diễn tả vùng nét của hình ảnh và được dùng để làm mờ hậu cảnh. Tất cả điều đó phụ thuộc vào độ mở của ống kính và khoảng lấy nét.

Khi mà độ mở càng lớn và khoảng lấy nét càng gần ống kính thì cùng ảnh nét càng ngắn và nông. Khi đó những vật thể gần ống kính sẽ rõ nét khi chụp ảnh còn những vật ở xa sẽ bị mờ, nhòe.

Cách kiểm soát độ sâu trường ảnh (Ảnh: Internet)
Cách kiểm soát độ sâu trường ảnh (Ảnh: Internet)

Khi mà ảnh nét nông đến mức khoảng cách từ điểm nét gần nhất và xa nhất chỉ còn vài mm thì rất hay bị mờ ảnh. Nguyên nhân là do sự thay đổi vị trí giữa máy ảnh và chủ thể dù chỉ là thay đổi nhỏ nhất.

Lúc này bạn cần phải mở khẩu độ lớn để tránh nhòe do rung lắc. Do đó nếu muốn có thể kiểm soát tốt độ nét thì bạn cần chú ý tăng khoảng cách lấy nét lên và giảm bớt độ mở khẩu độ xuống nhé.

Xem thêm

Những lưu ý bạn cần phải biết trong khi chụp ảnh 

Như đã nói ở trên là chiếc máy ảnh du lịch có độ cảm biến nhỏ nên sẽ không thể xử lý hình ảnh tốt như những chiếc máy ảnh chuyên nghiệp được do đó bạn cần kiểm soát tốt độ sâu trường ảnh. Như vậy mới có thể giữ được độ nét cho bức ảnh.

Ngoài ra, bạn cần chú ý tới ống kính có tiêu cự càng nhỏ thì vùng ảnh phía sau điểm cần lấy nét sẽ càng sâu, sẽ rất phù hợp khi chụp ảnh phong cảnh hay đời thường. Với ống kính tele thì sẽ ngược lại, vùng hậu cảnh sẽ trở nên mờ do sự phân bố nét tại đây giảm đi.

Chụp ảnh cần lưu ý điều chỉnh độ sâu trường ảnh (Ảnh:Internet)
Chụp ảnh cần lưu ý điều chỉnh độ sâu trường ảnh (Ảnh:Internet)

Một điều nữa mà bạn cũng cần lưu ý đó là hầu hết ống kính đều nét nhất ở đoạn giữa độ mở của nó, thường ở khoảng f/8 hoặc f/11. Nên việc giảm khẩu độ tối đa có thể khiến ảnh đạt độ sâu lý tưởng nhưng điều kiện đổi lại là thời gian phơi sáng và iso phải cao. Thêm nữa, nếu khẩu độ khép quá hẹp thì có thể làm ảnh mờ đi do nhiễu xạ.

Bài viết trên đây đã tổng hợp một số các kiến thức về độ sâu trường ảnh và những thông tin liên quan. Hy vọng rằng bạn có thể học hỏi được một số các kiến thức từ bài viết của chúng tôi để có thể sử dụng và điều chỉnh độ sâu trường ảnh thuần thục nhất trong quá trình chụp ảnh nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *