Tất tần tật các từ viết tắt trong nhiếp ảnh và ý nghĩa của chúng

Sẽ có rất nhiều thông tin mà bạn cần tìm hiểu nếu bạn là người vừa bắt đầu với bộ môn nhiếp ảnh. Rất nhiều từ viết tắt mà bạn có thể bắt gặp trên thiết bị của bạn. Đó là những từ mà bạn rất dễ nhầm lẫn dù có vài năm kinh nghiệm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ các từ viết tắt trong nhiếp ảnh và ý nghĩa của chúng.

Mục lục hiện
Các từ viết tắt trong nhiếp ảnh
Các từ viết tắt trong nhiếp ảnh

Tổng hợp tất cả các từ viết tắt trong nhiếp ảnh và ý nghĩa của chúng

AoV – Góc nhìn

Đặc điểm của ống kính là góc nhìn. AoV là thuật ngữ miêu tả mức độ góc của một cảnh mà ống kính có thể nhìn thấy. Khung cảnh này được đo bằng độ.

Trong nhiếp ảnh, AoV viết tắt cho “Angle of View” (Góc nhìn). Đây là một khái niệm quan trọng đo lường góc mà một ống kính có thể bao phủ trong khung hình. Góc nhìn này phản ánh phạm vi hoặc rộng hẹp của cảnh được thu vào ống kính và ghi lại trong bức ảnh.

AoV được đo bằng độ, và nó thường được mô tả dưới dạng góc mở rộng. Các ống kính có góc nhìn rộng sẽ có AoV lớn, giúp bao quát được nhiều chi tiết trong khung hình. Ngược lại, ống kính với góc nhìn hẹp sẽ tập trung vào một phần nhỏ hơn của cảnh, thích hợp cho việc chụp cảnh vật hoặc các đối tượng từ xa.

Việc hiểu về AoV là quan trọng để nhiếp ảnh gia có thể chọn ống kính phù hợp với mục đích chụp ảnh của mình và kiểm soát sự biến đổi trong góc nhìn.

AE-L – Khóa phơi sáng tự động

Bạn có thể sử dụng khóa phơi sáng tự động để thiết lập và khóa cài đặt phơi sáng. Từ đây, bạn có thể lấy nét ảnh và bố cục lại mà không cần thay đổi cài đặt phơi sáng.

AF-L Khóa lấy nét tự động

Bằng tính năng dùng khóa lấy nét tự động này sẽ giúp bạn đặt tiêu điểm rồi khóa lấy nét. Bạn có thể bố cục lại ảnh của mình mà không cần thay đổi các điểm bạn đã đặt lấy nét.

Công cụ này cực kỳ hữu ích cho bạn khi chụp ảnh chân dung. Bạn chỉ cần đặt tiêu điểm cho mắt của đối tượng mà thôi. Sau đó khóa và bố cục lại sẽ có được một bố cục đẹp hơn.

2 ký hiệu viết tắt rất phổ biến trong nhiếp ảnh
2 ký hiệu viết tắt rất phổ biến trong nhiếp ảnh

AWB – Cân bằng trắng tự động

Tính năng này trong máy ảnh giúp bạn điều chỉnh màu sắc trong tác phẩm của bạn. Điều này giúp cho bức ảnh trở nên tự nhiên nhất có thể.

Xem thêm : Cơ bản về cân bằng trắng trong nhiếp ảnh

B – Chế độ Bulb

Để mở cửa trập theo cách thủ công trong thời gian bạn muốn, hay sử dụng chế độ B. Điều ảnh được sử dụng khi chụp dưới ánh sáng yếu hoặc phơi sáng lâu.

APS-C – Hệ thống ảnh tiên tiến dạng C

APS-C được gọi là “cảm biến crop” trong cảm biến máy ảnh số. Nó thường được tìm thấy trong máy SLR kỹ thuật số cấp thấp hoặc tầm trung hoặc loại máy nhỏ cao cấp. Kích thước của nó là 23,5mm x 15,6 với tỉ lệ khung hình 3:2. Cảm biến APS-C của Canon nhỏ hơn chút so với của Nikon. Hệ crop của loại máy này là 1,6x thay vì 1,5x như ở Nikon.

CA – Quang sai màu

Hiện tượng viền màu xảy ra ở các vùng có độ tương phản cao trong bức ảnh chính là quang sai màu. Bạn có thể nhận thấy nó bằng các viền màu tím. Khi khác, nó cũng có thể có màu đỏ, xanh lam, xanh lá cây…

DOF – Độ sâu trường ảnh

Độ sâu trường ảnh được đo bằng feet hoặc mét. Đây là khoảng cách giữa các đối tượng gần và xa nhất mà bức ảnh có thể trông thấy được.

DAM – Quản lý tài sản kỹ thuật số

Dam là một từ rất phổ biến. Đây được xem là bộ nhớ của máy ảnh. Mọi thứ bạn làm với tệp ảnh kể từ thời điểm nó được ghi vào thẻ nhớ chính là Dam. Nhiệm vụ của nó bao gồm sao lưu, chỉnh sửa, chuyển đổi, xuất bản…

DSLR – Kỹ thuật số của phản xạ ống kính đơn

Máy ảnh kỹ thuật số sử dụng quang học dưới dạng gương và lăng kính là máy ảnh phản xạ đơn kỹ thuật số. Nó cho phép người chụp hình qua ống kính.

DX – Dòng ống kính cho máy cảm biến crop

Đây là sản phẩm của thương hiệu ống kính Nikon. Nó được sử dụng với thân máy ảnh Nikon cảm biến APS-C crop.

EF – ống kính định dạng cảm biến toàn khung hình của Canon

Ống kính Canon EF được sử dụng trên máy ảnh DSLR Canon full-time.

Ống kính EF
Ống kính EF

EF-S – ống kính cho dòng máy sử dụng cảm biến crep nhỏ

Đây là loại thiết kế về ống kính chỉ sử dụng với thân máy Canon crop sensor (APS – C)

ETTR – Phơi sáng bên phải

Khi hình ảnh được phơi sáng để biểu đồ được chuyển sang bên phải sẽ dùng kĩ thuật ETTR. Điều này sẽ tạo ra một bức ảnh thừa sáng. Sau đó nó sẽ được điều chỉnh và xử lý hậu kỳ.

ETTL – Phơi sáng bên trái

Mặt khác, kỹ thuật bên trái là kỹ thuật trong nhiếp ảnh, khi hình ảnh được phơi sáng để biểu đồ chuyển sang bên trái. Việc này tạo ra bức ảnh thiếu sáng và được chỉnh sửa hậu kỳ.

EVF – Kính ngắm điện từ

Thiết bị này cho phép bạn nhìn thấy đối tượng của mình thông qua bố cục và máy ảnh. Kính ngắm điện tử điện tử đọc thông tin đo dưới dạng kỹ thuật số. Đây là điểm rất khác với kính ngắm quang học – thiết bị bạn có thể nhìn thẳng vào cảnh qua ống kính.

Kính ngắm điện tử OVF
Kính ngắm điện tử OVF

F-stop (số f)

Con số tương ứng với khẩu độ trên máy ảnh DSLR của nhiếp ảnh gọi là F-stop. Con số này càng lớn thì khẩu khẩu độ càng bé.

Số F trong nhiếp ảnh
Số F trong nhiếp ảnh

Xem thêm : Hiểu thuật ngữ f-stop và sự khác biệt khẩu độ

EXIF – Định dạng hình ảnh mà có thể trao đổi

Định dạng tệp ảnh có thể trao đổi cho phép bạn lưu trữ thông tin liên quan đến hình ảnh. Dữ liệu hoặc siêu dữ liệu như là vị trí, thời gian, cài đặt sẽ lưu ở dạng tệp. Tác dụng của việc này là bạn hoàn toàn có thể xem lại nó vào tương lai.

FF – Toàn khung

FF là từ viết tắt của Full Frame. Đây là loại máy ảnh có cảm biến kích thước của phim là 35mm (36mm x24mm)

HDR – Dải động cao

Ta thường hay bắt gặp từ này trong các loại máy của Androi.Chụp ảnh HDR là chụp ảnh dải động cao. Kỹ thuật này cho phép bạn chụp các cảnh có phạm vi cường độ ánh sáng mở rộng (bình minh, hoàng hôn).

Hình ảnh được chụp bằng tính năng HDR
Hình ảnh được chụp bằng tính năng HDR

IR – Hồng ngoại

Để truyền thông tin đến máy ảnh của bạn thì màn trập từ xa hồng sử dụng ánh sáng vô hình.

IQ – Chất lượng hình ảnh

Đề cập đến IQ là đề cập đến chất lượng hình ảnh. Nghĩ là mức độ suy giảm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể bức ảnh.

Kỹ năng chụp ảnh kết hợp với thiết bị tốt sẽ tạo nên bức ảnh có chất lượng cao hơn.

IS – Ổn định hình ảnh

Đây là công củ để đảm bảo độ sắc nét của ảnh khi ống kính bị rung.

  • Canon – IS: Ổn định hình ảnh
  • Sony –  OSS: chụp ổn định quang học
  • Nikon – VR: Giảm rung
  • Tamron – VC: Bù rung
  • Fujifilm OIS: Ổn định hình ảnh quang học

M – Chế độ chụp thủ công

Chế độ thủ công cho phép bạn chọn thủ công các cài đặt như ISO, tốc độ màn trập và khẩu độ.

ND – Kính lọc mật độ trung tính

Thiết bị này được sử dụng để giảm lượng ánh sáng đi vào ống kính mà không làm ảnh hưởng đến màu sắc.

NR – Giảm nhiễu

Nhằm xử lý hình ảnh bị mờ và ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh là thiết bị giảm nhiễu.

OVF – Kính ngắm quang học

Kính ngắm quang học dùng hệ thống gương

Ống kính OVF và màn hình giấu ngược
Ống kính OVF và màn hình giấu ngược

SOOC – Ảnh chưa được xử lý

Ảnh chưa được xử lý hoặc chỉnh sửa bằng trình chỉnh sửa ảnh được gọi là SOOC

SS – Tốc độ màn trập

Tốc độ màn trập trên máy ảnh giúp bạn xác định mức độ chậm hay nhanh của màn trập khi bạn nhấn nút chụp.

Trên đây toàn bộ các từ viết tắt trong nhiếp ảnh và ý nghĩa của chúng. Để đi sâu hơn và hiểu rõ hơn về nó, chúng ta sẽ tìm hiểu thuật ngữ trong nhiếp ảnh.

Một vài thuật ngữ phổ biến trong nhiếp ảnh dành cho bạn

Khi yêu thích bộ môn nào đó, thuật ngữ có lẽ là trở ngại cho bạn. Nhiếp ảnh không phải là bộ môn ngoại lệ. Ngoài các từ viết tắt trong nhiếp ảnh và ý nghĩa của chúng thì thuật ngữ cũng cần quan tâm. Bởi nó đóng vai trò rất quan trọng.Trên thực tế, bạn có thể bị choáng ngợp bởi các từ viết tắt và thuật ngữ trong nhiếp ảnh. Sau đây là một vài thuật ngữ thông dụng cho bạn. Hãy tìm hiểu nó kết hợp các từ viết tắt để phát triển sở thích nhiếp ảnh của bạn nhé.

Khẩu độ

Khẩu đề là một khe hở trong ống kính máy ảnh mà có thể thay đổi kích thước. Một khẩu độ lớn sẽ cho phép nhiều ảnh sáng hơn khẩu độ nhỏ.

Chính bởi như vậy, trong điều kiện ánh sáng yếu, các nhiếp ảnh gia thích dùng khẩu độ lớn hơn. Khẩu độ lớn nhất được gọi là “khẩu độ tối đa”. Khẩu độ nhỏ nhất được gọi là khẩu độ tối thiểu.

Kích thước khẩu được hiển thị bằng f-stop, được viết dưới dạng F/+

Tỷ lệ khung hình

Mối quan hệ giữa chiều rộng và chiều cao của hình ảnh được gọi là tỉ lệ khung hình. Nó được kí hiệu là x:y. Đây là một trong những thuật ngữ nhiếp ảnh phổ biến nhất.

Một điếu cần lưu ý là tỷ lệ khung hình hoàn toàn khác với kích thước khung hình. Chính vì thế, tỷ lệ khung hình là 3:2 có thể mô tả hình ảnh 30cm và 20cm. Hoặc nó cũng có thể thể hiện bức ảnh với chiều dài 12cm và chiều cao 8cm.

Tỷ lệ 4:3 và 16:9 trong nhiếp ảnh
Tỷ lệ 4:3 và 16:9 trong nhiếp ảnh

Tỷ lệ khung hình được sử dụng nhiều nhất trong chụp ảnh tĩnh là 3:2 và 4:2. gần đây, người ta hay sử dụng tỷ lệ 16:9.

Bố cục

Bố cục là quá trình sắp xếp các yếu tố trong bức ảnh của bạn. Nó còn là sự sắp xếp trọng lượng thị giác trong ảnh của bạn. Điều này giúp ảnh của bạn thường sẽ trông đẹp mắt hơn.

Bố cục bức ảnh phải phù hợp với mục tiêu cảm xúc bạn muốn truyền đạt qua bức ảnh. TRong một ngữ cảnh nhất định, bố cục khác nhau truyền tải cảm xúc khác nhau.

Độ sâu trường (DoF)

Độ sâu trường giúp xác định tiêu điểm của hình ảnh. Độ sâu trường ảnh là vô hạn nếu toàn bộ hình ảnh được lấy nét. Phong cảnh là yếu tố thường có độ sâu trường ảnh lớn.

Bokeh

Bokeh đạt được bằng cách tập trung cao độ vào một chủ thể gần đó mà có hậu cảnh ánh sáng. Hiệu ứng này được tạo ra từ các nguồn sáng điểm như bóng đèn.

Nguồn ánh sáng điểm nếu không tập trung ở mức độ cao sẽ trông giống quả cầu ánh sáng mờ. Nghệ thật này làm nên một hiệu ứng rất đẹp.

Ảnh chụp bằng kỹ thuật Bokeh
Ảnh chụp bằng kỹ thuật Bokeh

Định dạng tệp

Các định dạng tệp gồm RAW và JPG (hoặc JPEG). Định dạng tệp mô tả cách máy ảnh ghi lại tệp hình ảnh hoặc hình ảnh của bạn.

Các tệp RAW chứa nhiều thông tin hơn. Yếu tố này giúp nhiếp ảnh gia làm việc được nhiều hơn. Tuy nhiên, chúng cũng chứa nhiều dung lượng hơn so với ảnh của JPEG.

Hình ảnh JPG được nén vì chúng có kích thước nhỏ hơn. Chúng có thể dễ dàng chia sẻ qua mạng xã hội và email.

Tiêu cự

Tiêu cự miêu tả số lượng một ống kính có thể thu phóng. Nếu về mặt kỹ thuật, khoảng cách từ điểm mà ánh sáng hội tụ bên trong ống kính đến cảm biến.

Nhiễu

Khi hình ảnh của bạn trông bị nhiễu hạt hoặc lốm đốm là đó chính là hiện tượng của nhiễu. Bạn có thể làm giảm độ nhiễu của ảnh bằng công cụ ISO.

Độ phân giải

Độ phân giải được hiểu là số lượng pixel có trong một hình ảnh. Hình ảnh có độ phân giải cao có nhiều chi tiết hình ảnh hơn. Bởi vì chúng sử dụng nhiều pixel hơn.

Hình ảnh có độ phân giải cao được ưu tiên để in hơn. Trong khi đó, hình ảnh có độ phân giải thấp thường được sử dụng trực tuyến.

Cảm biến

Cảm biến là phiên bản kỹ thuật số của phim máy ảnh. Đây là một thành phần của máy ảnh thu nhận ánh sáng. Từ đó chuyển thành hình ảnh.

Hiểu rõ hơn về những thuật ngữ trên giúp bạn dễ dàng nhận định các từ viết tắt trong nhiếp ảnh và ý nghĩa của chúng. Ngôn ngữ trong nhiếp ảnh thật sự rất rộng lớn. Trên đây là tất cả những câu từ phổ biến trong nhiếp ảnh mà chúng ta thường hay gặp.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ cho bạn những thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn các từ viết tắt trong nhiếp ảnh và ý nghĩa của chúng. Từ đó phát triển hơn về sở thích của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *