Gợi ý cách thêm độ sâu cho ảnh chụp đơn giản, dễ thực hiện

Một bức ảnh đẹp là phải thu hút được tầm mắt của người xem. Mà ánh nhìn thường bị thu hút bởi không gian sâu, sống động. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi muốn chia sẻ với bạn một vài cách thêm độ sâu cho ảnh chụp. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn.

Những cách thêm độ sâu vào ảnh đơn giản
Những cách thêm độ sâu vào ảnh đơn giản

Giới thiệu sơ lược về độ sâu của ảnh

Độ sâu trường ảnh là viết tắt của DOF (Depth of field) – vùng rõ nét nhất của khung hình. Mỗi bức ảnh đều có vùng lấy nét nhất định. Các đối tượng nằm ngoài vùng lấy nét sẽ mờ dần. Khi vùng lấy nét càng lớn thì độ sâu của ảnh sẽ càng dày.

Bức ảnh có chiều sâu sẽ dẫn dắt mắt người xem đi khắp khung hình. Làm lu mờ được những nhược điểm và nổi bật đối tượng chính của bức ảnh. Bức ảnh có chiều sâu như đang kể một câu chuyện khiến người xem phải suy ngẫm.

Một vào cách tạo độ sâu cho ảnh của bạn

Thay đổi các thông số của máy ảnh

  • Khẩu độ rộng (f/1.4, f/2,…) thì độ sâu của ảnh nông, đối tượng chính được nổi bật hơn. Ngược lại, khẩu độ hẹp (f/8, f/11,…) thì độ sâu của ảnh sâu, hình ảnh được lấy nét nhiều hơn.
  • Khi chụp ảnh chân dung bạn nên chọn ống kính tele. Còn khi chụp ảnh phong cảnh bạn nên sử dụng ống góc rộng.
  • Kích thước bộ cảm biến lớn thì hình nên càng có độ mềm mại, đẹp mắt hơn.
Điều chỉnh một vài thông số của máy ảnh
Điều chỉnh một vài thông số của máy ảnh

Tìm hiểu thêm : Tam giác phơi sáng trong nhiếp ảnh

Bố cục đường dẫn

Đường dẫn giúp bức ảnh của bạn có trọng tâm, tạo ảo giác về không gian. Khi đó mắt người xem sẽ bị thu hút vào đối tượng chính một cách tự nhiên nhất.

Bố cục đường dẫn không chỉ sử dụng với đường thẳng mà còn có thể sử dụng các đường cong. Có thể chọn phối cảnh của những cây cầu, khúc sông uốn lượn, đường ray xe lửa,… để chụp.

Tìm hiểu thêm : Bố cục đường chéo trong nhiếp ảnh

Bạn có thể chụp xuyên qua đám cỏ, những cành cây, luống hoa,… để tạo thêm cảm giác độ sâu. Kỹ thuật này thường dùng để chụp ảnh chân dung làm nổi bật lên đối tượng chính.

Sử dụng cây cầu làm đường dẫn hướng mắt nhìn đến hậu cảnh phía xa
Sử dụng cây cầu làm đường dẫn hướng mắt nhìn đến hậu cảnh phía xa

Tạo khung cho ảnh của bạn

Đóng khung bức ảnh giúp người xem thấy như đang ở trong bức ảnh hơn là nhìn ngắm nó. Bạn có thể vận dụng ô cửa sổ, cánh cổng, những nhành cây,… để đưa người xem chạm đến đối tượng chính.

Bạn dễ dàng tạo được điểm nhấn, truyền đạt cảm xúc và khiến bức ảnh trở nên gọn gàng.

Liên kết tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh

Việc liên tiền cảnh với trung cảnh và hậu cảnh hài hòa sẽ giúp bạn có bố cục thống nhất hơn. Nội dung của bức ảnh sẽ thể hiện rõ ràng hơn, không bị rối mắt. Tạo cho người xem cảm giác bị thu hút vào không gian của bức ảnh.

Sự liên kết hài hòa, tạo độ sâu, không bị rối trong hội hoa đăng
Sự liên kết hài hòa, tạo độ sâu, không bị rối trong hội hoa đăng

Vị trí của đối tượng

Mắt người thường sẽ nhìn thấy những đối tượng ở gần trước rồi mới dời ra xa. Bạn hãy chụp gần đối tượng, lấy nét cho đối tượng ở phía trước. Tiếp sau đó, hãy làm mờ khung cảnh phía sau đối tượng chính. Khi nhìn vào bức ảnh, người xem sẽ chỉ chú ý vào đối tượng chính và không bị phân tâm vào cảnh phía sau.

Không phải chỉ khi chụp chính diện mới làm bức ảnh thu hút. Bạn cũng có thể đổi vị trí bấm máy như chụp từ dưới lên, hay từ trên xuống. Kỹ thuật này góp phần tạo thêm độ sâu và tạo sự độc đáo, mới mẻ.

Chiếc lá được chụp gần và lấy nét rõ, nổi bật trên khung cảnh mờ phía sau
Chiếc lá được chụp gần và lấy nét rõ, nổi bật trên khung cảnh mờ phía sau

Bóng đổ

Muốn tạo được bóng đổ cho đối tượng chụp không hề dễ dàng. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như, ánh sáng, thời tiết và độ nhạy của người chụp. Những bức ảnh có bóng đổ sẽ mang lại hiệu ứng 3D khi xem và có giá trị cao.

Để chụp được một bức hình có bóng đổ, bạn cần chú ý đến ánh sáng, cách sắp xếp bố cục sao cho hình ảnh vẫn giữ được độ sắc nét và tạo được điểm nhấn cho người xem.

Chú ý phơi sáng

Độ tương phản giữa ánh sáng và bóng tối càng rõ sẽ tạo độ sâu lớn hơn cho bức ảnh. Hãy quan tâm đến thời gian chụp, ánh sáng tự nhiên và thông số phơi sáng của máy ảnh. Kết hợp thêm kỹ thuật chụp của bạn sẽ tạo được cảm giác chiều sâu cho bức ảnh thu được.

Ánh sáng phía sau đối tượng chính sẽ tạo ra được không gian thứ ba. Khi đó bức ảnh sẽ có được độ sâu tự nhiên tuyệt đối. Vì tầm nhìn thường bị thu hút bởi ánh sáng.

Xem thêm : Tạo độ phơi sáng hoàn hảo cho chụp ảnh phong cảnh

Mắt bị thu hút bởi anh sáng mặt trời phía sau bụi cỏ lau
Mắt bị thu hút bởi anh sáng mặt trời phía sau bụi cỏ lau

Sử dụng màu sắc để tăng độ sâu

Màu sắc là yếu tố chính giúp tăng chiều sâu của bức ảnh. Bạn hãy kết hợp khéo léo những gam màu nóng, lạnh và bố cục độc đáo lại với nhau. Bức ảnh sẽ có độ sâu và thể hiện rõ câu chuyện đa chiều mà bạn muốn truyền tải.

Bạn hãy tận dụng ánh sáng tự nhiên và nắm bắt khoảnh khắc tuyệt vời. Sau khi chụp xong bạn cũng có thể sử dụng thêm các phần mềm chỉnh sửa ảnh. Thay đổi màu sắc một chút cho hợp lý sẽ giúp bức ảnh của bạn thêm thu hút và đẹp hơn.