Mách nhỏ các mẹo khi mua máy ảnh và ống kính phim đã qua sử dụng

Khi bạn muốn mua một chiếc máy ảnh và ống kính phim đã qua sử dụng chắc bạn sẽ lo ngại về những vấn đề máy cũ liệu có đáp ứng được mọi nhu cầu chất lượng hay dễ hư hỏng gì không?

Vậy thì bạn đừng lo chúng tôi sẽ giúp bạn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được các mẹo khi mua máy ảnh và ống kính phim đã qua sử dụng. Bài viết này sẽ giúp bạn sở hữu một chiếc máy ảnh cũ chất lượng tốt nhất và giá cả phải chăng.

Các mẹo khi mua máy ảnh và ống kính phim đã qua sử dụng 
Các mẹo khi mua máy ảnh và ống kính phim đã qua sử dụng

Tổng quan bên ngoài máy ảnh cũ

Một máy ảnh – ống kính phim cũ sẽ không thể tránh được những vết trầy xước hay hao mòn điều đó dẫn đến sự thẩm mỹ của mọi người khi nhìn vào chiếc máy ảnh sẽ có thiện cảm không được tốt lắm điều đó làm mọi người cảm thấy không yên tâm về chiếc máy ảnh đó.

Nhưng bạn đừng lo, đôi khi những vết trầy xước nhỏ sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng của máy ảnh. Nếu chủ sở hữu biết giữ gìn và vệ sinh máy ảnh thì chiếc máy ảnh đó vẫn sẽ được xem xét lại và với một mức giá ổn định mà bạn cần.

Tổng quan bên ngoài của máy ảnh và ống kính phim
Tổng quan bên ngoài của máy ảnh và ống kính phim

Nếu bạn mua chiếc máy ảnh đã đập hộp mà vẫn còn đầy đủ giấy tờ thì bạn cần phải kiểm tra các thông tin của máy ảnh có đúng với thông số được ghi trên đó không? Bảo hành còn đầy đủ không? Kiểm tra các con ốc cố định trên máy xem còn bị lung lay và bị gỉ sét hay không?

Nếu máy ảnh của bạn có những hiện tượng như vậy thì rất có thể máy đã từng bị hư hỏng hoặc đã được tháo lắp ra để sửa chữa. Sau đó bạn sẽ cần phải kiểm tra các khe cắm thẻ nhớ của máy ảnh. Nếu bị va đập mạnh sẽ dẫn tới các điểm kết nối của máy ảnh rất dễ bị chập và gây cháy những bộ phận của máy ảnh vì máy ảnh có liên kết với các mạch khác trong máy.

Nếu bị hư hỏng các mạch trong máy ảnh thì sẽ tốn không ít chi phí để sửa chữa lại một máy ảnh hoàn chỉnh. Bên cạnh đó bạn cần kiểm tra các nắp đậy, khe cắm xem có bị bụi bẩn hay đất cát bám vào không. Sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc kết nối với các thiết bị bên ngoài.

Xem thêm

Những điểm cần lưu ý kiểm tra khi mua máy ảnh đã qua sử dụng

Kiểm tra màn hình máy ảnh

Kiểm tra màn hình máy ảnh xem có bị trầy xước, nhòe màn hình, chập chờn không nếu có thì bạn tuyệt đối không. Bạn nên xem thử máy có bị trầy xước hay xuất hiện các vết ố vàng và những bụi bẩn bám vào trên máy ảnh hay không.

Trong trường hợp máy ảnh bị bụi bẩn bám vào bạn không cần quá lo lắng vì đó là một điều hết sức bình thường. Chúng ta có thể xử lý các bụi bẩn bằng cách lau chùi qua bằng nước sạch hoặc nước chuyên về xử lý vệ sinh dành cho các máy ảnh. Nếu máy ảnh bị trầy xước bạn nên cân nhắc lại trước khi mua.

Kiểm tra điểm sensor

Điểm chết sensor là điểm ảnh không còn khả năng chuyển đổi tín hiệu sáng sang hình ảnh. Khi gặp phải trường hợp này sẽ xuất hiện một điểm đen trên máy ảnh. Khi mua máy ảnh cũ chúng ta cần phải lưu ý đến điều này vì nó sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của bức ảnh.

Công đoạn đầu bạn nên kiểm tra các trạng thái vật lý là một điều rất quan trọng trước khi bạn quyết định mua. Để kiểm tra một cách bao quát hơn bạn có thể chụp thử ở những nơi sáng màu hoặc trên nền trắng là tốt nhất để chúng ta biết cụ thể là máy ảnh đó có bị gặp lỗi nghiêm trọng không.

 Những điều bạn cần biết khi kiểm tra điểm sensor
Những điều bạn cần biết khi kiểm tra điểm sensor
Xem thêm

Kiểm tra hoạt động của máy

Máy ảnh cũ hầu hết được sử dụng rất nhiều vì vậy việc ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng hoạt động của máy là không thể nào tránh khỏi. Để biết một chiếc máy ảnh vẫn còn hoạt động tốt và có thể đáp ứng đủ yêu cầu của công việc hay không bạn cần phải kiểm tra thật kỹ càng.

Về các vấn đề liên quan đến máy và đó cũng là một phần cốt lõi để cho ta thấy có nên đánh giá cao về một chiếc máy ảnh cũ có hoạt động tốt và cho ra những tấm hình đẹp và chất lượng hay không nhất là với máy ảnh cũ. Vậy cần phải kiểm tra những gì ?

Kiểm tra đèn Flash

Để chụp được những bức ảnh thiếu sáng và cần ánh sáng từ đèn flash thì cần phải  kiểm tra và đảm bảo máy vẫn hoạt động tốt khi mua máy (bạn nên chọn chế độ bắt buộc máy nổ Flash của máy ảnh để kiểm tra chính xác hơn).

Sử dụng đèn flash để kiểm tra máy ảnh cũ 
Sử dụng đèn flash để kiểm tra máy ảnh cũ
Xem thêm

Kiểm tra Autofocus

Bạn nên lắp lens vào body sau đó chụp bạn chụp xem thử chế độ máy có lấy nét tự động tốt không, ảnh chụp có nét hay không tuy nhiên cũng có một số mày bị mắc lỗi chênh lệch cảm biến chụp như thế nào đi chăng nữa máy cũng sẽ không được nét ( bạn nên hỏi trước với người bán xem có sẵn lens để kiểm tra thử hay không, nếu không có bạn nên mang một chiếc lens mới tốt nhất để kiểm tra trước khi bạn mua).

Kiểm tra các nút bấm

Kiểm tra các nút bấm cũng là một phần quan trọng và cần thiết. Các nút bấm là nơi quyết định cho việc tắt và mở máy. Ngoài ra các nút bấm còn có nhiều công dụng  khác nhau.

Vì vậy việc kiểm tra nút bấm cần phải cẩn thận, quan sát kĩ càng những phần có nút bấm trên thân máy như bấm khởi động thử coi độ nhạy của nút còn độ nhạy và hoạt động tốt hay không, các nút có bị lung lay hay rỉ sét hay chưa và phải đảm bảo rằng các nút bấm chưa từng thay qua hay sửa chữa, nếu kiểm tra mà không gặp những lỗi trên chắc chắn độ hoạt động của máy rất tốt.

Các nút bấm trên máy ảnh mà bạn cần kiểm tra
Các nút bấm trên máy ảnh mà bạn cần kiểm tra

Nếu bạn kiểm tra qua máy mà gặp những lỗi trên như các phần nút bị rỉ sét hay độ nhạy khi thao tác ấn nút không ổn định, nút bấm dễ bị lung lay và đã qua sửa chữa lúc này bạn cần cân nhắc trước khi mua.

Các nút ấn trên thân máy ảnh tuy nhỏ nhưng hầu hết đều mang một công dụng quan trọng. Nút nguồn có tác dụng tắt, mở máy và quyết định máy có thể dùng được hay không.

Tiếp đó là những nút bấm điều chỉnh ảnh để cho ra những tấm ảnh đẹp và chất lượng. Trong lúc chụp hình hay lỡ tay làm rơi máy làm máy bị chạm mạnh các nút bấm rất dễ bị đứt những mạch nguồn đó, trường hợp nhẹ máy sẽ bị chạm và không còn hoạt động tốt.

Nếu máy gặp phải lỗi nặng như đứt các mạch nguồn có nghĩa là máy sẽ không còn hoạt động được nữa. Hầu hết, máy gặp những lỗi đó điều phải thay và sửa chữa tùy vào mức độ của máy ảnh gặp lỗi nặng hay nhẹ.

Xem thêm

Kiểm tra Pin

Bằng mắt thường chúng ta có thể nhìn được pin có to lên không? Những chỗ tiếp xúc với pin có bị xước, móp méo không? Những dòng máy mới hiện đại có thể xem được tình trạng pin còn sử dụng tốt không trên thông tin menu của máy ảnh. Bật quay phim, sử dụng đèn flash trong khoảng 10 phút để xem thời lượng hao hụt pin có bình thường không.

Kiểm tra số shots

Đối với các dòng máy khác nhau mà kiểm tra số shot máy ảnh đã chụp cũng khác nhau. Tuỳ thuộc vào số shot ta sẽ định giá của chiếc máy ảnh sao cho hợp lý.

  • Với các dòng máy bán chuyên nghiệp số shot có thể từ 100.000 – 150.000 shot.
  • Với các dòng máy chuyên nghiệp thì số shot có thể lên tới 200.000 – 400.000 shot.

Shot là số ảnh đã chụp của máy ảnh nó còn là cách để xác định được tuổi thọ của máy. Số shot càng ít thì tuổi thọ của máy càng cao. Chúng ta có thể sử dụng trang Shuttercounter tải ảnh lên và kiểm tra số ảnh đã chụp. Còn với Canon thì phải kết nối với máy tính bằng USB sau đó dùng phần mềm EOS Info để kiểm tra. Vẫn cần chọn một nơi uy tín, có bảo hành đầy đủ. Số shot sẽ được người bán cung cấp thông tin, chúng ta chỉ cần kiểm tra lại xem có đúng với thông số hay không.

Một số cách check shots Canon
Một số cách check shots Canon

Kiểm tra gương lật

Gương lật có tác dụng lấy nét và khi chụp gương sẽ lật lên để ánh sáng đi vào cảm biến, sau đó cảm biến sẽ lấy đủ lượng ánh sáng tùy thuộc vào điều chỉnh tốc độ của màn trập.

Cần tránh các máy gương bị mốc, ẩm và trầy xước vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng lấy nét và làm ống ngắm bị mờ. Việc sửa chữa cũng sẽ tiêu tốn của bạn không ít tiền. Lựa chọn gương lật còn tốt vẫn là quyết định tốt nhất.

Lựa chọn gương lật là một việc khó khăn
Lựa chọn gương lật là một việc khó khăn

Kiểm tra thấu kính

Việc đầu tiên bạn cần xem thấu kính có bị trầy xước trên bề mặt hay không.Thấu kính tốt là một thấu kính không có các đốm mốc, vết trầy xước. Nhưng bằng mắt thường thì rất khó để chúng ta phát hiện ra các hiện tượng đó. Bằng cách sử dụng đèn Flash hoặc dùng đèn Pin chiếu sáng trực tiếp vào thấu kính, nếu có những hiện tượng trên bạn sẽ biết được tình trạng của thấu kính.

Vì vậy bạn cần phải kiểm tra kỹ càng, nếu không bạn cần phải thay mới mà không sửa chữa được tại nhà.

Xem thêm

Kiểm tra lens

Lens máy ảnh 
Lens máy ảnh

Đóng mở khẩu độ được hiểu đơn giản là khi mở khẩu càng lớn thì lượng ánh sáng đi vào cảm biến càng nhiều đủ để chụp sáng khi phải chụp nơi thiếu ánh sáng. Nếu là ống kính có thể tách ra với máy ảnh bạn nên tháo ra để kiểm tra từ cả hai phía. Đóng mở khẩu độ từ nhỏ nhất đến lớn nhất rồi lại xoay về nhỏ nhất để xem có bị cấn hay gặp vấn đề gì không, bên cạnh đó Lens được chia làm hai nhánh

  • Với lens tự động: mở khẩu độ lớn nhất sau đó chụp vật gần rồi xa dần để xem tốc độ quá trình lấy nét và xem độ lấy nét có đúng không.
  • Với lens thủ công: xoay vòng khẩu độ xem lấy nét có bị vấn đề gì không vì với chế độ thủ công không dùng lâu ngày sẽ bị dính dầu và bị kẹt nên rất khó để lấy nét.

Lưu ý: Có một số ống kính sẽ bị hiện tượng là lấy nét ở trước và sau cách chủ thể một khoảng (front – back focus). Vì vậy nếu có các hiện tượng này bạn nên tránh và tìm hiểu về các loại ống kính khác để đạt được chất lượng như bạn mong muốn.

Kiểm tra ống kính ngắm

Bạn cần gắn ống kính vào để kiểm tra xem thử có khó khăn gì khi nhìn hay không hoặc gặp các trường hợp chênh lệch về màu sắc. Có thể máy ảnh sẽ không nhận ống kính nên bạn cần gắn vào để kiểm tra xem ống kính có hợp và hoạt động tốt trên máy ảnh của bạn.

Kiểm tra chế độ chống rung

Ở chế độ này bạn nên chụp ảnh thử với tốc độ chậm ở cả hai chế độ bật và tắt chống rung đối với  những chế độ có tích hợp  chống rung trên thân. Điều này giúp chúng ta có thể dễ dàng để so sánh được độ lấy nét của ống kính ở cả hai bức hình mà bạn vừa chụp thử. Nếu bức hình đó không bị nhòe, mờ thì máy vẫn còn hoạt động tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *