Giới thiệu về các loại đèn flash trong nhiếp ảnh

Đèn flash là một phụ kiện quan trọng mà các nhiếp ảnh gia không thể không có trong quá trình chụp hình. Đèn flash là thiết bị quá quen thuộc với dân chụp ảnh rồi, chúng là công cụ hỗ trợ ánh sáng cho những môi trường chụp ảnh có ánh sáng yếu, hay không đủ ánh sáng.

Chắc hẳn là đèn flash đã quá quen thuộc với dân nhiếp ảnh rồi, tuy nhiên nhiều bạn mới tập tành chụp ảnh thì chắc chưa biết nhiều về các loại đền flash trong nhiếp ảnh.

Vì vậy, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu về các loại đèn flash trong nhiếp ảnh cho các bạn tham khảo nhé!

Tìm hiểu về đèn flash trong nhiếp ảnh 

Hiện nay trên thị trường có 3 loại đèn flash chính được nhiều nhiếp ảnh gia lựa chọn sử dụng nhiều đó là đèn speedlight, đèn flash monolight và đèn flash nguồn rời.

Các loại đèn flash này thường chạy bằng pin, nguồn điện để hỗ trợ quá trình chụp ảnh được tốt hơn. Ngoài ra chúng còn có những phụ kiện hỗ trợ điều chỉnh ánh sáng khác đi kèm.

Mỗi loại sẽ có những chức năng, kích thước khác nhau phù hợp với môi trường trong studio hoặc ngoài trời. Cụ thể chức năng của từng loại đèn như sau:

Đèn Flash Speedlight

Đây là loại đèn flash khá quen thuộc với mọi người, là dòng đèn có kích thước vừa nhỏ gọn vừa có công suất ánh sáng tốt. Ưu điểm của dòng đèn flash speedlight là có chức năng Through the lens (TTT), chúng cho phép thiết lập công suất ánh sáng một cách tự động hỗ trợ tiết kiệm thời gian trong vài trường hợp nhất định.

Ngoài ra, đèn còn có thể thay đổi mức phản xạ theo độ tiêu cự của ống kính, 18-200mm là độ dài mà tiêu cự có thể kéo dài. Thêm nữa, đèn flash speedlight còn có thể nháy sáng trong khoảng thời gian ngắn ở công suất thấp và có thể kết hợp được từ 4-6 đèn flash để hỗ trợ đóng băng chủ thể khi chụp tĩnh vật.

Đèn flash speedlight Godox (Ảnh: Internet)
Đèn flash speedlight Godox (Ảnh: Internet)

Nhược điểm của loại đèn này là chúng tạo ra nguồn sáng khó điều khiển, không có sự nhất quán về màu sắc phát ra khi chụp ảnh. Hơn nữa về giao diện sử dụng cũng chưa được tốt, nhiều phần vẫn dễ ây nhầm lẫn cho người sử dụng.

Ngoài ra, bởi kích thước của đèn flash speedlight nhỏ và công suất không được cao nên việc sử dụng dụng cụ tạo sáng là vô tác dụng.

Đèn Flash Monolight

Loại đèn flash monolight là loại đèn có chất lượng tốt hơn hẳn về chất lượng ánh sáng và công suất so với đèn flash speedlight. Dòng này lại được chia ra làm 2 loại khác nhau, 1 loại sử dụng pin và một loại sử dụng nguồn điện.

Kích thước của chúng cũng lớn hơn hẳn so với đèn speedlight nên phải sử dụng chân đỡ chắc chắn hơn.

Với loại thứ nhất chạy bằng pin thì chúng có công suất từ khoảng 300w- 500w hoặc tốt hơn có thể lên tới 800w ở một số dòng máy như Broncolor Siros,…

Ngoài ra dòng đèn này còn có thể sử dụng nhiều loại ánh sáng khác nhau và thời gian để hồi đèn cũng khá ngắn. Và tính nhất quán về màu sắc của dòng này cũng được cải thiện đều màu hơn nhiều.

Neewer Flash Ánh sáng nhấp nháy monolight 400w (Ảnh: Internet)
Neewer Flash Ánh sáng nhấp nháy monolight 400w (Ảnh: Internet)

Với loại thứ hai chạy bằng điện, đây có lẽ là dòng sản phẩm phù hợp dùng trong studio. Nếu so với loại thứ nhất sử dụng pin thì loại sử dụng điện có khả năng hồi đèn trong thời gian ngắn hơn, thời gian đánh đèn cũng ngắn hơn và công suất cũng nhỏ hơn.

Hiện nay nhiều loại máy được kết hợp cả hai loại vừa sử dụng pin vừa sử dụng điện nên rất tiện lợi cho các nhiếp ảnh gia.

Có thể thấy dòng đèn monolight tương đối tốt, chúng có thể tối ưu công suất lên tới 1200w, hoàn toàn phù hợp với công cụ điều chỉnh ánh sáng. Tuy nhiên với loại chạy bằng pin có kích thước khá lớn nên không thuận tiện khi chụp ảnh phải di chuyển nhiều.

Đèn flash nguồn rời  

Đây chính là loại đèn flash cổ điển nhất trong 3 loại, dòng này được tách rời phần pin và phần đầu đèn và chúng có đặc trưng là có công suất rất lớn từ 1000w- 4800w.

Dòng máy này cũng như dòng máy monolight cũng có 2 loại, 1 loại sử dụng pin, loại còn lại sử dụng điện. Loại đèn này rất cồng kềnh, ngay ở chính cái tên nguồn rời là bạn cũng thấy sự phức tạp của loại đèn này rồi nhỉ.

Chính vì quá cồng kềnh nên tính cơ động gần như bất khả thi. Và dòng này có giá thành cực cao.

Cụ thể với loại sử dụng pin, nhiếp ảnh gia có thể dùng chúng trong nhiều môi trường mà điện năng của loại đèn này vẫn ổn định và không có mức sáng quá là lớn.

Một số loại đèn của dòng này còn có thể đạt tới công suất 1200w và có thể duy trì được trong một khoảng thời gian dài. Ngoài ra hệ thống đèn flash nguồn rời có khả năng hồi đèn trong thời gian cực kỳ nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với đèn flash monolight.

Chụp ảnh với đèn flash rời (Ảnh: Internet)
Chụp ảnh với đèn flash rời (Ảnh: Internet)

Xem thêm : Top đèn flash máy ảnh tháo rời tốt nhất hiện nay

Còn với loại sử dụng điện thì phù hợp sử dụng trong các môi trường studio, môi trường sản xuất có công suất lớn. Hệ thống đèn này có tốc độ hồi đèn cực nhanh và độ nhất quán màu sắc ánh sáng cực tốt.

Những hệ thống này thường là tiêu chuẩn công nghiệp bởi khả năng cung cấp được tới 3 đầu ra và có công suất đạt được tới mức 3200w cho từng đầu ra.

  • Nhược điểm là chúng bị giới hạn bởi độ dài cáp điện nối vào đầu đèn, nguồn pin cũng rất nặng. Ngoài ra việc lắp thêm đèn lên bộ nguồn có công suất cố định cũng sẽ làm giảm công suất hoạt động trên mỗi đèn.
  • Ưu điểm của loại này là chúng có độ tin cậy rất cao. Và độ bền của loại này có thể lên tới vài thập kỷ mà không cần lo lắng về chất lượng. Tuy nhiên chúng có giá thành rất cao và trọng lượng cũng rất nặng.

Với ưu, nhược điểm như vậy thì loại đèn flash này sẽ thích hợp dùng trong các studio phim trường lớn.

Các loại đèn flash trong nhiếp ảnh chất lượng 

ĐÈN FLASH STUDIO GODOX QT1200III (1200w)

Đèn flash QT1200III thuộc thương hiệu nổi tiếng Godox có công suất tối đa lên tới 1200w. Đèn flash studio Godox QT1200III có kích thước là 55×17.6×14.3 cm, trọng lượng là 4.26kg và chúng được thiết kế có nhiều sự khác biệt so với những dòng trước.

Chúng còn có ưu điểm cực vượt trội đó là thời gian hồi đèn lên tới 1.01-30s mà thôi và tốc độ đánh sáng lên tới 1/300s-1/23400s. Dòng máy này có thể kiểm soát tốt nguồn sáng, ánh sáng được mềm, dịu hơn. Đồng thời độ hồi đèn cũng nhanh hơn những loại khác trước đó của nhà Godox.

QT1200III còn được tích hợp thêm công nghệ không dây 32 kênh 2,4GHz. Được sử dụng bộ phát X1,X2 hoặc XPro, từ đó bạn có thể lựa chọn chế độ HSS, tốc độ cao,…

Đèn Flash studio Godox QT1200III công suất 1200w (Ảnh: Internet)
Đèn Flash studio Godox QT1200III công suất 1200w (Ảnh: Internet)

Xem chi tiết sản phẩm

Đèn Flash studio Godox QT1200III (QTIII 1200M)

ĐÈN FLASH JINBEI MSN 1200 PRO (1200w) 

Đèn flash Jinbei MSN 1200 PRO thuộc sản phẩm của hãng Jinbei có tiếng trong giới sản xuất đèn flash trong nhiếp ảnh. Đèn flash có kích thước là 47.5×14.5×22.5 cm, trọng lượng 4.5kg và thời gian hồi đèn rất nhanh chỉ 0.05-0.9s.

Chúng có công suất lên tới 1200w và là mô hình chất lượng hơn hết so với những loại đèn MSN PRO. Hơn nữa đèn này có độ linh hoạt trong khi vận hành khá cao.

Bộ thu kích hoạt 2,4GHz và được tích hợp thêm cả bộ phát Jinbei TRS-V, TR-A9, TR-V6, TR-Q6 và TR-Q7. Ngoài ra MSN PRO cũng có khả năng phụ thuộc đến 32 kênh và 16 nhóm.

Đèn flash studio Jinbei MSN II 1200 PRO công suất 1200w (Ảnh: Internet)
Đèn flash studio Jinbei MSN II 1200 PRO công suất 1200w (Ảnh: Internet)

Xem chi tiết sản phẩm

Đèn flash Jinbei MSN 1200 Pro

ĐÈN FLASH STUDIO GODOX DP1000 III (1000w) 

Tiếp tục là 1 chiếc đèn flash đến từ nhà Godox nổi tiếng nhưng với công suất là 1000w. Đây là dòng đèn được nâng cấp từ thế hệ Godox DP1000 II.

Chúng chỉ nặng 2.69kg, có thời gian hồi đèn là 1s, thời lượng flash là 1/800-1/2000s. Đây là loại đèn có màn hình LCD có đầy đủ mọi chức năng hỗ trợ quá trình sử dụng đèn của bạn được tốt nhất.

Chúng còn được thiết kế trong hệ thống không dây 2,4GHz hỗ trợ điều khiển không dây.

Đèn flash studio Godox DP1000 III công suất 100w (Ảnh: Internet)
Đèn flash studio Godox DP1000 III công suất 100w (Ảnh: Internet)

Xem chi tiết sản phẩm

Đèn Flash studio Godox DP1000 III

ĐÈN FLASH STUDIO GODOX DP800II (800w)

Vẫn là 1 chiếc đèn flash đến từ nhà Godox DP800II với công suất thấp hơn là 800w. Đây là dòng đèn thuộc thế hệ thứ 2 từ đèn DP800.

Chúng có kích thước là 21.5×12.5×42 cm, trọng lượng là 3.2kg, độ nháy sáng từ 1/800-1/200s và thời gian hồi đèn là 0.3-2s.

Đèn này có tích hợp sẵn hệ thống 2.4G cho phép bạn sử dụng được với Trigger X1T và có thể điều khiển công suất trực tiếp từ Godox XT32, x1, XT16.

Đèn flash studio Godox DP800II công suất 800w (Ảnh: Internet)
Đèn flash studio Godox DP800II công suất 800w (Ảnh: Internet)

Xem chi tiết sản phẩm

Đèn Flash studio Godox DP800II

ĐÈN FLASH STUDIO GODOX DP600 III (600w) 

Vẫn là một lại đèn flash của nhà Godox, chúng có công suất tối đa là 600w, công suất hoạt động là 150w và chúng là sản phẩm được kế thừa thuộc thế hệ thứ 3 của sản phẩm DP600 II.

Đèn nặng 2,69kg, thời lượng flash sáng là 1.800- 1/2000s và thời gian hồi đèn là 1s. Hệ thống đèn tích hợp sẵn 2.4G và có thể phụ thuộc được tới 16 nhóm, 32 kênh.

Đèn flash studio Godox DP600 công suất 600w (Ảnh: Internet)
Đèn flash studio Godox DP600 công suất 600w (Ảnh: Internet)

Xem chi tiết sản phẩm

Đèn Flash studio Godox DP600 III

ĐÈN FLASH JINBEI SPARK 400D (400w) 

Một dòng khác của hãng sản xuất Jinbei với công suất thấp hơn là 400w ra đời năm 2020. Chúng có kích thước 26.5×13.2×21.5 cm, trọng lượng rất nhẹ chỉ 1,4kg và thời gian hồi đèn là 0.1-0.9s mà thôi.

Ngoài ra thời lượng sáng của chúng từ 1/800- 1/2200s nữa.  Ưu điểm là chiếc đèn này có thể chụp liên tiếp 1000 lần mà không bị quá nóng máy. Hơn nữa đèn cũng có thiết kế nhỏ gọn dễ di chuyển.

Chúng gồm có 32 kênh và 16 nhóm cho phép bạn kết nối không dây với nhiều studio và thiết lập được lượng ánh sáng lớn, phức tạp.

Đèn flash Jinbei Spark 400D công suất 400w (Ảnh: Internet)
Đèn flash Jinbei Spark 400D công suất 400w (Ảnh: Internet)

Xem chi tiết sản phẩm

Đèn Flash Jinbei Spark 400D

ĐÈN FLASH STUDIO GODOX DP300II (300w)

Đây là chiếc đèn flash của thương hiệu Godox có giá thành rẻ nhất trong những sản phẩm mà chúng tôi giới thiệu trong bài viết  này.

Đèn flash có trọng lượng khoảng 2.59kg, kích thước khoảng 21.5×12.5×42 cm, độ nhạy sáng là 1/800 -1/2000s và chúng có thời gian hồi đèn từ 0.3-1.2s.

Chúng có cống suất là 300w và là loại đèn thuộc thế hệ thứ 2, kế thừa nhiều tính năng từ đèn cùng loại thế hệ trước DP300. DP300II được tích hợp sẵn hệ thống 2.4g của Godox, có thể sử dụng được với Trigger X1T.

Đèn flash studio Godox DP300II công suất 300w (Ảnh: Internet) 
Đèn flash studio Godox DP300II công suất 300w (Ảnh: Internet)

Xem chi tiết sản phẩm

Đèn Flash studio Godox DP300II

Lý do nên sử dụng đèn flash trong nhiếp ảnh 

Dễ dàng sử dụng

Dẫu biết khi mới học sử dụng 1 cái gì đó cũng sẽ không dễ dàng. Nhưng nếu như bạn đã quyết tâm muốn theo nghề nhiếp ảnh thì việc học sử dụng đèn flash là điều đương nhiên.

Ngoài việc học cơ bản các bước bật đèn, chỉnh góc sáng thì việc thực hành và mắc lỗi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chiếc đèn flash của mình.

Đèn flash tạo cảm xúc cho bức ảnh

Nếu bạn tìm hiểu nhiều về nhiếp ảnh và việc sử dụng đèn flash thì chắc hẳn việc tạo cảm xúc cho bức ảnh bạn cũng đã nghe qua.

Ví dụ đơn giản là bạn có thể chiếu sáng đèn ở góc nhỏ phòng thì bạn đã có hể tạo được chiều sâu cho bức ảnh, tăng phần cảm xúc cho bức ảnh.

Kỹ thuật này sẽ giúp bạn có được bức ảnh với nhiều điểm nhấn hơn chứ không phải chỉ có những vật ở ngay trước mắt. Bức ảnh như vậy cũng sẽ giúp dẫn mắt người xem đến những vùng khác nhau của bức ảnh.

Tạo ánh sáng tự nhiên cho bức ảnh 

Như bạn cũng biết nhiệm vụ chính của đèn flash là tạo nguồn sáng cho bức ảnh khi chụp trong môi trường thiếu sáng. Tuy nhiên không chỉ vậy, chúng còn có thể giúp bức ảnh dùng đèn flash mà như không.

Để hòa trộn ánh sáng của đèn flash vào ánh sáng tự nhiên, trước tiên bạn cần sắp đặt thông số máy ảnh để thu được ánh sáng từ môi trường. Sau đó sắp xếp vị trí đèn flash và đặt đèn ở công suất thấp nhất.

Bạn có thể chụp ảnh và hãy tăng dần công suất của đèn flash cho đến khi bạn cảm thấy ánh sáng đèn đã hòa với ánh sáng môi trường rồi thì thôi.

Xem thêm : Tạo ánh sáng tự nhiên khi chụp ảnh tại nhà

Thị trường máy ảnh ngày càng đa dạng, kéo theo vô vàn những loại đèn flash khác trong nhiếp ảnh. Mỗi loại có giá thành, chất lượng khác nhau tùy với kinh tế và mục đích sử dụng của từng người.

Bài viết trên đã giới thiệu về các loại đèn flash trong nhiếp ảnh để giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn với những chiếc đèn flash từ 70w đến 4800w.

Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm được chiếc đèn flash phù hợp với bạn để bạn có thể tự tin chụp những bức ảnh xuất sắc hơn nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *