Hướng dẫn định hướng phong cảnh trong nhiếp ảnh đơn giản, thu hút

Khi đã nắm bắt toàn bộ kỹ thuật cơ bản trong nhiếp ảnh thì tiếp theo bạn sẽ tìm kiếm những cách chụp mới để làm bức ảnh của bạn thêm nổi bật. Vậy làm thế nào để định hướng phong cảnh trong nhiếp ảnh tạo nét riêng cho bạn? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một vài cách định hướng phong cảnh. Bạn hãy theo dõi và áp dụng thử để thu được bức ảnh nổi bật hơn.

Làm thế nào để định hướng phong cảnh trong nhiếp ảnh?
Làm thế nào để định hướng phong cảnh trong nhiếp ảnh? (Ảnh: Internet)

Định hướng phong cảnh trong nghệ thuật nhiếp ảnh là gì?

Định hướng phong cảnh được xem như điểm khác biệt trong phong cách nhiếp ảnh của bạn. Bạn muốn tạo được điểm nhấn trong hay làm nổi bật một đối tượng cụ thể trong bức ảnh.

Để định hướng phong cảnh trong nhiếp ảnh, bạn cần chú ý đến nhiều yếu tố quan trọng. Bố cục là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến kĩ thuật và chất lượng bức ảnh. Quy tắc bố cục kinh điển như sử dụng đường dẫn, tạo dấu ấn riêng, và thiết lập khẩu độ đều đóng vai trò quan trọng. Màu sắc, phông nền, và cách sắp xếp cũng đóng góp vào việc tạo nên một hình ảnh phong cảnh tốt.

Hãy định hướng phong cảnh trong khung hình khi đó bạn sẽ thu được bức ảnh ưng ý nhất.

Vì sao định hướng phong cảnh quan trọng trong nhiếp ảnh?

Các nhiếp ảnh gia thường định hướng phong cảnh trong khung hình trước khi chụp. Điều đó giúp thu hút được ánh nhìn của người xem vào đối tượng cụ thể mà người chụp hướng đến. Nó còn giúp tạo cảm giác chân thật cho người xem khi nhìn vào bức ảnh.

Cho người xem cảm thấy như mình đang ở tại vị trí đó và nhấn mạnh được mức độ ấn tượng của phong cảnh.

Nhấn mạnh một đối tượng cụ thể
Nhấn mạnh một đối tượng cụ thể (Ảnh: Internet)

Tham khảo một số phụ kiện studio chất lượng đang được giảm giá

Hướng dẫn định hướng phong cảnh trong nhiếp ảnh

Dựa vào tính cách để tạo nét riêng

Nghệ thuật chính là phương tiện để người nghệ sĩ thể hiện cá tính riêng của bản thân. Nhiếp ảnh chính là một nghệ thuật và nhiếp ảnh gia chính là một nghệ sĩ thật thụ. Việc định hướng phong cảnh dựa trên sở thích và tâm trạng của bạn lúc chụp. Có thể đó là màu sắc yêu thích, góc nhìn độc lạ, chủ thể truyền tải thông điệp ấn tượng,…

Bức ảnh sẽ tạo được ấn tượng mạnh với người xem, chi phối được cảm xúc của họ. Nếu định hướng phong cảnh của bạn không rõ ràng, bức ảnh của bạn sẽ bị mất điểm ngay ánh nhìn đầu tiên.

Định hướng phong cảnh tốt bao gồm mọi thứ nhỏ nhặt trong khung hình, đặc điểm nhận dạng riêng biệt của bạn. Màu sắc, phông nền, cách sắp xếp đối tượng theo sở thích tạo được nét riêng trong phong cách nhiếp ảnh của  bạn.

Định hướng phong cảnh theo cá tính riêng
Định hướng phong cảnh theo cá tính riêng (Ảnh: Internet)

Việc tạo sự tương phản sáng tối cũng là điều bạn nên cân nhắc lựa chọn. Sử dụng ánh sáng và tối tự nhiên sẽ tạo được cảm giác chân thật cho người xem hơn. Để có được một bức ảnh đẹp bạn còn phải đảm bảo tính nhất quán cao nhất có thể. Nhất quán về màu sắc, ánh sáng và cả đối tượng mà bạn chọn nữa.

Xem thêm

Truyền cảm giác hình ảnh cho người xem

Bạn muốn bức ảnh của mình có cảm giác thế nào nếu người xem có thể dùng tay chạm vào đối tượng được. Đá cho cảm giác mịn màng, dòng nước mềm mượt, con đường uyển chuyển,…

Định hướng phong cảnh có thể tạo được điểm nhấn cho đối tượng cụ thể trong bức ảnh. Khi nhìn vào, người xem sẽ chú ý ngay đến đối tượng đó cảm nhận được sự sống động của nó.

Định hướng phong cảnh nhiếp ảnh có thể thay đổi tâm trạng và ý nghĩa của bức ảnh bạn chụp. Từ một ngọn núi có địa hình gồ ghề, qua ống kính của bạn sẽ mềm mượt và yên tĩnh hơn. Một dòng nước hung dữ sẽ chuyển mình thành dải lụa mềm mại, uyển chuyển. Bức ảnh của bạn nhìn ít hai chiều hơn, người xem sẽ thấy như mình đang đứng tại vị trí trong ảnh.

Dòng nước mềm mại, uyển chuyển
Dòng nước mềm mại, uyển chuyển (Ảnh: Internet)

Bố cục đường thu hút ánh nhìn của người xem

Bố cục đường dẫn là các đường liền trong bức ảnh. Đường dẫn giúp mắt của người xem di chuyển từ góc này sang góc khác của bức ảnh một cách liền mạch nhất. Nó còn tạo ra sự chuyển động thú vị trong bức ảnh khi bạn tập trung nhìn vào nó.

Trong một khung hình có nhiều chi tiết, bố cục đường dẫn sẽ đưa tầm mắt người nhìn đến với đối tượng chính. Đường dẫn còn giúp cho bố cục bức ảnh cân bằng và đẹp hơn.

Có nhiều loại bố cục đường dẫn khác nhau để bạn có thể lựa chọn.

  • Đường dẫn ngang: Được thấy nhiều trong phong cảnh thiên nhiên. Nó là những đường thẳng kéo dài trên toàn chiều rộng khung hình. Ví dụ như đường chân trời, đường ngăn giữa biển và bầu trời,… Bạn nên sử dụng ống kính góc rộng để chụp.
Bố cục đường dẫn ngang
Bố cục đường dẫn ngang (Ảnh: Internet)
  • Đường dẫn dọc: Thường được tìm thấy trong phong cảnh đường phố, những tòa cao ốc chọc trời. Nó dẫn dắt mắt người nhìn đi lên và xuống để truyền đạt hết trạng thái của hình ảnh.
  • Đường dẫn chéo: Được sử dụng để tạo cảm giác chuyển động trong bức ảnh. Nó nhấn mạnh vào cảm giác về khoảng cách của các đối tượng. Và nó thường được người xem nhìn từ tiền cảnh cho đến hậu cảnh.
  • Đường hội tụ: Nó dẫn ánh mắt đến với một đối tượng tụ lại ở hậu cảnh. Đây là một bố cục mạnh mẽ, chặt chẽ cho bức ảnh của bạn. Dựa vào ánh sáng, bạn có thể tạo được chiều sâu và phối cảnh đặc biệt. Bố cục nâng tầm được đối tượng, thu hút trực tiếp sự chú ý đến đối tượng chính.
Xem thêm
Đường dẫn hội tụ hướng ánh nhìn đến ngọn núi phía xa
Đường dẫn hội tụ hướng ánh nhìn đến ngọn núi phía xa (Ảnh: Internet)

Để định hướng được phong cảnh là một điều không dễ dàng gì với một nhiếp ảnh gia. Nhưng khi đã định hướng được thì sẽ tạo được lợi thế thu hút cho những bức ảnh của bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn có được những bức ảnh tuyệt vời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *