3 loại đèn cơ bản trong thiết lập ánh sáng studio

Thiết lập ánh sáng trong studio là yếu tố rất quan trọng trong việc ghi hình/chụp ảnh. Ngoài tác dụng làm cho video/ảnh thấy rõ được đối tượng, tạo tính chân thật thì ánh sáng còn có tác dụng rất lớn trong việc tách đối tượng ra khỏi nền để ghép phần nền khác vào, cũng như là các hiệu ứng làm cho video/ảnh chúng ta được hoàn hảo hơn.

 

3-loai-den-co-ban-trong-studio-1

Bài viết này thietbiquayphim sẽ giới thiệu các bạn cách thiết lập ánh sáng trong studio với 3 loại đèn cơ bản nhất, đó là đèn tạo ánh sáng chính (key light), đèn tạo ánh sáng phụ (fill light) và đèn tạo ánh sáng ven (back light).

Đây cũng chính là 3 ánh sáng cơ bản nhất trong việc thực hiện quay phim/ dựng phim hay chụp ảnh người mẫu quảng cáo,chụp ảnh sản phẩm,…

Xem thêm : Tham khảo một số đèn studio khách mua nhiều để setup ánh sáng 

1. ÁNH SÁNG CHÍNH (KEY LIGHT):

Đây là nguồn sáng chính trong studio, có tác dụng tạo ra ánh sáng chính soi vào vật thể. Nguồn sáng này có góc chiếu tròn trĩnh nhất với vùng sáng đủ cho chủ thể.

Chỉ có key light là nguồn sáng chính. key light tạo nguồn sáng rộng và mềm nếu bạn dùng softbox tản và lọc sáng. Hoặc nó sẽ tạo ánh sáng chát mạnh thẳng vào chủ thể khi bạn dùng softbox phản chiếu hình cầu.
3-loai-den-co-ban-trong-studio-2

Thông thường khi thiết lập ánh sáng trong studio, nguồn sáng chính được đặt về bên trái phía trước của vật thể (trục qua máy quay và đối tượng hợp với trục qua ánh sáng chính một góc 45o).

Dĩ nhiên bạn có thể đặt ngược lại về bên phải. Nguồn sáng chính có thể đặt xoay một góc từ 20o đến 45o.

3-loai-den-co-ban-trong-studio-3

3-loai-den-co-ban-trong-studio-4

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều chủng loại đèn dành cho studio, tùy thuộc vào không gian phòng và mục đích sử dụng bạn có thể có nhiều lựa chọn như đèn kino flo, đèn spotlight halogen hoặc đèn Led ánh sáng lạnh…

Xem thêm : Cách tạo ánh sáng khi chụp ảnh tại nhà

2. ÁNH SÁNG PHỤ (FILL LIGHT):

Với key light, đối tượng luôn tồn tại một vùng tối phía bên phải, do đó, ánh sáng phụ từ nguồn đèn fill light có tác dụng làm giảm đi độ tối, tăng độ sáng cũng như giúp ống kính nhận ra chủ thể và lấy nét. Nguồn sáng này sẽ phải đảm bảo vừa đủ thấy chi tiết đối tượng trong ảnh/ video.
Tuy nhiên, đây không phải là key light thứ hai mà phải là fill light vì đối tượng trong ảnh/ video luôn cần một độ sáng tối (mờ) nhất định, điều này có tác dụng rất lớn trong việc thể hiện đúng bản chất ánh sáng tác dụng vào đối tượng, và làm cho đối tượng luôn có một độ sâu nhất định, tạo tính chân thật.

3-loai-den-co-ban-trong-studio-5

3-loai-den-co-ban-trong-studio-6

Đây là nguồn sáng phụ, nên công suất phát sáng cũng yêu cầu nhỏ hơn ánh sáng chính. Thông thường ánh sáng đèn fill light được thiết lập khoảng 50% cường độ so với ánh sáng chính nếu đặt cùng cự ly.

Tuy nhiên, nếu hệ thống đèn fill light thuộc dạng không có bộ điều chỉnh thì bắt buộc người thiết lập phải dời đèn fill light ra xa một khoảng cách nhất định nhằm đảm bảo giới hạn về cường độ ánh sáng cho đèn fill light vừa đủ.

Nếu đèn của bạn không có thì hãy xem thêm bộ điều khiển đèn này: Dây dimmer điều khiển đèn spotlight

3-loai-den-co-ban-trong-studio-7

3-loai-den-co-ban-trong-studio-8

 

3. ÁNH SÁNG VEN (BACK LIGHT):

Trong 3 loại đèn cơ bản của việc thiết lập ánh sáng trong studio, back light là nguồn sáng có tác dụng làm rõ lên vùng ven của đối tượng, làm đối tượng trở nên nổi lên trong bức ảnh/ video. Ngoài ra, việc làm rõ vùng biên đối tượng có tác dụng rất lớn trong việc dễ dàng tách nhân vật ra khỏi nền.3-loai-den-co-ban-trong-studio-9
3-loai-den-co-ban-trong-studio-9

Ngoài việc thiết lập 3 nguồn sáng chính bằng 3 loại đèn key light, fill light và back light, bạn cũng có thể dùng một loại đèn công suất lớn làm nguồn sáng nền (back ground) sau nhân vật như đèn led bảng, đèn kino flo.  Điều này có ý nghĩa vô cùng mạnh trong việc tạo ra bức ảnh/ video không thông qua phần mềm xử lý.

Qua đó, việc xử lý kỹ thuật hậu cần với các phần mềm tạo hiệu ứng trong việc dựng phim như Adobe Aftereffects, Adobe Primier hay phần mềm xử lý ảnh Adobe Photoshop không còn tiêu tốn quá nhiều thời gian. Nếu bạn khéo léo trong kỹ thuật quay phim, bạn sẽ có được những thước phim thật chuyên nghiệp và sống động.

3-loai-den-co-ban-trong-studio-11

Như vậy, với việc dùng ánh sáng thích hợp, và cụ thể trong phần bài này là các loại nguồn sáng từ  các loại đèn key light, fill light, back light và đèn nền ground light bạn sẽ tự tin có thể tạo ra các sản phẩm tuyệt vời.
3-loai-den-co-ban-trong-studio-12

3-loai-den-co-ban-trong-studio-13

3-loai-den-co-ban-trong-studio-14

3-loai-den-co-ban-trong-studio-15

Hy vọng rằng bài viết cơ bản trong công đoạn quay phim này sẽ giúp ích cho các bạn mới bắt đầu thực hiện công việc dựng phim sự kiện.

Nguồn: Sưu tầm Internet