Nguyên nhân và cách khắc phục ảnh chụp bị nhòe

Những bức ảnh bị nhòe, out nét, thiếu sáng, mờ nhạt… là những vấn đề mà dễ gặp phải nhất đối với người mới tập tành chụp ảnh hoặc kể cả đối với người đã sử dụng máy ảnh thời gian dài nhưng không hiểu biết rõ về kĩ thuật. Nó xảy ra đối với mọi loại thiết bị chụp ảnh từ cao cấp tới bình dân, từ chuyên nghiệp đến dòng máy du lịch..

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra những nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiện tượng ảnh chụp bị nhòe này nhé.

Cách khắc phục chụp ảnh bị nhòe
Nguyên nhân và cách khắc phục ảnh chụp bị nhòe

Nguyên nhân ảnh bị nhòe

1. Khả năng chống rung của máy ảnh kém

Tuy các máy ảnh luôn được quảng cáo là có khả năng chống rung nhưng tính năng đó gần như không hiệu quả. Các cơ chế VR (Nikon), IS (Canon)… chỉ giúp ổn định hình ảnh phần nào mà thôi.

Tìm hiểu thêm : Cách để loại bỏ rung máy ảnh

2. Chủ thể di chuyển liên tục

Với 1 chủ thể di chuyển liên tục, nếu bạn không biết điều chỉnh các thông số kĩ thuật của máy ảnh thì hình ảnh bạ chụp ra rất dễ bị mờ nhòe. Dù máy ảnh không rung lắc, nhờ gắn vào chân máy, hoặc nhờ cơ chế giảm rung của máy ảnh hoặc ống kính, nhưng đối tượng chụp chuyển động, thì ở tốc độ màn trập quá chậm, ảnh vẫn bị mờ nhoè.

Hiện tượng mờ nhoè ảnh trong trường hợp này không do máy rung lắc mà nguyên nhân là tốc độ màn trập chậm. Hãy tăng tốc độ mà trập lên. Còn với máy compact, hãy thử tính năng chụp ảnh chuyển động và bấm giữ máy thật nhanh.

3. ISO quá cao

Độ nhạy ISO càng cao thì hình ảnh ít mịn màng hơn, hạt nhiễu to hơn, độ nhạy càng cao thì hạt càng lớn. Máy ảnh số hiện tại có dải ISO rất cao (6400 – 25600), tuy nhiên nếu trong hoàn cảnh ánh sáng thuận lợi, muốn bức ảnh có chi tiết tốt thì nên dùng độ nhạy ISO càng thấp càng tốt (100 – 200) cho hình ảnh mịn và nét.

Xem thêm : Tổng Quan Về ISO Máy Ảnh

4. Lấy nét trật

Trong ống ngắm, nếu bạn đang sử dụng vùng nét tự động Auto-Area AF, máy ảnh sẽ tự động chọn đối tượng gần nhất, trong khi đó bạn lại muốn nét đối tượng khác. Nếu đang sử dụng Single-point AF, điểm nét sẽ chính xác. Bạn nên kiểm tra chế độ lấy nét đang được chọn trên máy ảnh của mình để có điều chỉnh thích hợp.

5. Ống kính không sạch

Nếu ống kính bị mù thì ảnh sẽ không nét. Kiểm tra ống kính trước khi kiểm tra máy ảnh. Nếu ở vùng thời tiết có độ ẩm cao, nên bảo quản thiết bị trong tủ hút ẩm. Nếu ống kính bị bụi, rễ tre… thì có thể vệ sinh, nếu bị mù thì không lau chùi được, phải khử lớp tráng phủ trên thấu kính và phủ lên lớp khác rất tốn kém.

6. Chụp ảnh rung tay

Mất 1 khoảng thời gian nhỏ hơn giây để bạn bấm máy và chụp ảnh. Trong khi máy đang chụp mà bạn rung tay thì tấm hình sẽ nhòe

Cách khắc phục chụp ảnh bị nhòe

  • Sử dụng chân máy: Nếu sợ chụp ảnh rung tay thì 1 giải pháp đơn giản là không cầm máy ảnh trên tay chụp ảnh nữa. Hãy sử dụng những chiếc chân máy ảnh, có thể nâng lên hạ xuống quay ngang quay dọc
  • Kê lên vật chắc chắn và cố định. Nếu không thể đầu tư chân máy, bạn hãy đặt chiếc máy ảnh của mình lên những bề mặt phẳng, chắc chắn và cố định. Một vật cố định chắc chắn sẽ giảm khả năng rung tay khi chụp ảnh của bạn.
  • Kê lên đầu gối: Vẫn là 1 cách tạo điểm tựa chắc chắn, kê lên đầu gối sẽ khiến chất lượng hình ảnh của bạn cải thiện đáng kể.
  • Sử dụng đèn flash chụp ảnh: Đây là cách mà các nhiếp ảnh gia thường sử dụng trong các shot hình của họ. Công dụng của flash không đơn thuần là tăng tốc độ chụp, hay chiếu sáng những vùng tối trên khung cảnh, mà nó còn một công dụng khác, đó là “bắt chết” mọi chuyển động
  • Luyện tập tay, 1 đôi tay bền khỏe, rắn chắc, thực hiện chuẩn xác mọi hành động sẽ bấm máy nhanh, chuẩn và chụp ảnh sẽ không rung tay.
  • Sử dụng dây đeo máy ảnh: Dây đeo sẽ giúp bạn không phải cầm máy ảnh nhiều khi đi du lịch và giúp tay bạn đỡ mỏi hơn trước khi chụp ảnh.
  • Dùng tay làm vật tựa: Khuỷnh tay cần phải dựa vào một vật cố định – ít nhất là phải dựa vào cơ thể của bạn để có điểm tựa chắc chắn hơn là việc mở rộng khuỷnh tay một cách tự nhiên. Tay sẽ không dễ dàng bị rung khi chụp ảnh.
  • Dùng cả 2 tay khi chụp ảnh: 1 tay làm giá đỡ, 1 tay ấn nút chụp.
  • Dang rộng chân, khi chụp ảnh thì chân trụ luôn phải vững cho dù bạn chụp đứng hay chụp ngồi. Do vậy đừng khép chân mà hãy để chân rộng ít nhất bằng vai, so le nhau để tạo ra thế đứng vững chắc nhất cho bản thân mình.

Nguồn: Sưu tầm internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *